Mệnh lệnh cuộc sống đòi hỏi tầm nhìn xuyên thế kỷ

  • 272

Mệnh lệnh cuộc sống đòi hỏi tầm nhìn xuyên thế kỷ

Category : Tin tức

Cho dù bối cảnh xã hội, thời đại đã khác xa với 65 năm trước, nhưng những bài học của lịch sử cho chúng ta thấy giá trị của tinh thần tổ quốc, dân tộc là những giá trị vĩnh hằng; tập hợp, phát huy sức mạnh và tâm huyết được con dân nước Việt, chứ không phải là giá trị đảng phái và tầng lớp… sự kiện nóng

Sau khi đọc bài “Tôi mong lãnh đạo quốc gia có tầm nhìn Lý Quang Diệu”  tôi có đôi điều cảm nghĩ chia sẻ với bạn đọc củaTuần Việt Nam.

Trong quá khứ, người Việt chúng ta không thiếu những người có tầm nhìn như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Phan Chu Trinh và gần nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những tấm gương lưu danh muôn thủa trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Năm 1945, với bối cảnh cực kỳ khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta lúc đó đã đưa ra một quyết định mang tầm nhìn xuyên thế kỷ đó là “Độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho Dân cày”. Điều đó đã lôi cuốn và cổ võ được mọi tầng lớp trong xã hội, từ nông dân, công nhân, tri thức, nghệ sĩ… đi theo đó đứng dưới một lá cờ tổ quốc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã làm nên Cách mạng tháng 8 năm 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động toàn cầu 1954 trong bối cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

Chúng ta có một xã hội dân chủ đầu tiên với bản Hiến pháp1946, mà theo giới nghiên cứu luật ngày nay, đó là bản Hiến pháp có tầm nhìn xuyên thế kỷ. Chúng ta có một Quốc hội và một Chính phủ đầu tiên với đầy đủ những gương mặt ưu tú nhất đại diện cho mọi giai tầng của đất nước.

Để đạt được điều đó, theo tôi nó chứa đựng trong mọi quyết định và hành động của những người lãnh đạo đất nước lúc đó là tinh thần tổ quốc, dân tộc Việt Nam. Những thành quả thần kỳ đó cho chúng ta một tấm gương phản chiếu và soi rọi cho thế hệ lãnh đạo đất nước hôm nay.

Vậy câu hỏi được đặt ra cho những nhà lãnh đạo hôm nay là gì?

Việc khai thác Vịnh Vân Phong cho thấy chúng ta thấy thiếu vắng một cơ chế mà ở đó tạo ra và thu hút các nguồn lực xã hội tối ưu tính hiệu quả lợi ích quốc gia đó là xã hội dân sự. Ảnh: simplevietnam.com

Cho dù bối cảnh xã hội, thời đại đã khác xa với 65 năm trước, nhưng những bài học của lịch sử cho chúng ta thấy giá trị của tinh thần tổ quốc, dân tộc là những giá trị vĩnh hằng; tập hợp, phát huy sức mạnh và tâm huyết được con dân nước Việt, chứ không phải là giá trị đảng phái và tầng lớp…

Như vậy tinh thần tổ quốc và dân tộc sẽ là giá trị tạo nên phẩm chất quan trọng nhất và khác biệt trong việc tìm kiếm người lãnh đạo hôm nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 21.

Năng lực của một con người lãnh đạo là hữu hạn, nhưng năng lực ấy trở thành vô hạn khi nó được chuyển thành năng lực của hơn 80 triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước thành một khối thống nhất, với tinh thần xây dựng Việt Nam giàu mạnh, tự do và độc lập, được bảo đảm và thực thi mạnh trong xã hội chỉ có thể là tinh thần tổ quốc, lợi ích dân tộc.

Điều này chỉ thành hiện thực khi mà những tiền đề của một xã hội dân sự được thực thi mạnh trong thực tiễn đời sống và bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng đó là việc cần phải sửa đổi Hiến pháp 1992 để tạo tiền đề và cơ sở cho tiến trình hình thành một xã hội dân sự hoàn chỉnh.

Chẳng hạn, câu chuyện còn day dứt trong lòng người dân Việt Nam, khi mà sự đồng thuận của các giới chức và người dân cho thấy được nhận thức vai trò của Vịnh Vân Phong như một khởi đầu của cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong thế kỷ 21 bằng việc không cho xây dựng nhà máy thép.

Nhưng quá trình thực thi và phát triển nó cho xứng tầm với một hải cảng quốc tế, một trung tâm tài chính và thương mại quốc tế niềm tự hào Việt Nam, lại đang đối mặt với việc biến nó thành cái ao làng, khi Vinalines  cho triển khai hệ thống cầu cảng không tương xứng của một hải cảng tầm quốc tế làm lãng phí tài nguyên và lợi thế quốc gia.

Điều này cho thấy chúng ta thấy thiếu vắng một cơ chế mà ở đó tạo ra và thu hút các nguồn lực xã hội tối ưu tính hiệu quả lợi ích quốc gia đó là xã hội dân sự.

Với tư cách là một công dân nước Việt, tôi muốn thấy trong nhiệm kỳ tới lãnh đạo Việt Nam sẽ dẫn dắt và xây dựng ở xã hội Việt Nam một xã hội dân sự. Nó sẽ là tiền đề vững chắc cho việc phát triển vị thế mạnh của Việt Nam trong thế kỷ 21.

 .


Leave a Reply

Tìm kiếm

Bài viết trong tháng