Phim “Trăng non” và ngành ICT Việt Nam

  • 1

Phim “Trăng non” và ngành ICT Việt Nam

Category : Tin tức

Nhìn từ câu chuyện thành công của phim “Trăng non”, chuyên gia tư vấn quản trị Phùng Hoàng Cơ bàn về sự phát triển của ngành công nghệ Việt Nam. sự kiện nóng

Phim “Trăng non” đã gây ra một cú sốc cho những người làm kinh doanh nói chung và ngành nội dung số nói riêng, với chi phí vỏn vẹn 50 triệu USD nhưng chỉ cần 3 ngày công chiếu kể từ 20/11 nó đã mang về 258,8 triệu USD doanh thu trên toàn cầu và mang về khoản lợi nhuận trên 400%. Điều này cho thấy, chúng ta cần phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chiếm hàm lượng tri thức cao và chiến lược marketing bài bản. Đó sẽ là vô đối về doanh số và lợi nhuận cho dù ở bất cứ ngành nghề nào, lĩnh vực nào.

Hội thảo Quốc gia về CNTT Việt Nam ngày 26 tháng 11 năm 2009, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu “Chúng ta tập trung xây dựng cho 10 – 15 công ty Việt Nam lớn nhất, thậm chí là tuyên truyền cho họ trên thị trường quốc tế. Có thể, doanh nghiệp trong nước mới có thể đi ra quốc tế thành công”, tức là phải xây dựng cơ chế thương hiệu cho các công ty lớn. Lời phát biểu này, làm cho người viết bài này rất lo lắng, vì nếu điều đó là ý chí chính trị và trở thành chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì ngành ICT Việt Nam sẽ không biết đi về đâu?.

Câu truyện của phim “Trăng non” cho chúng ta thấy sai lầm trong nhận thức về vấn đề này, tức là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế thì trước tiên nó phải là những sản phẩm có tính phổ biến và có thương hiệu tại quốc gia sở tại. Như vậy chúng ta phải tìm kiếm 10 – 15 sản phẩm tốt, có tính phổ biến cao trong nước, được nhiều người tiêu dùng sử dụng (công ty và cá nhân). Những sản phẩm này, thông qua một chương trình hành động của Đảng, Chính phủ như chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”, cũng như yêu cầu các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước hoặc có vốn nhà nước chí phối phải sử dụng sản phẩm đó và hỗ trợ truyền thông ra quốc tế cho sản phẩm thông qua các cơ quan của chính phủ; ví dụ một số sản phẩm như phần mềm BKAV, Fast vv.. chứ không phải là hỗ trợ các các công ty ICT lớn nhất.

Thử khảo sát 500 công ty thịnh vượng nhất Việt Nam năm 2009 thông qua bảng xếp hạng VNR500 của Vietnamreport (www.vnr500.com.vn) trong ngành ICT cho chúng ta thấy không một doanh nghiệp nào có sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa nếu không phải là độc quyền.

Khảo sát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đầu đàn trong ngành công nghệ là FPT 9 tháng đầu năm 2009 thì doanh số thu từ lĩnh vực gia công phần mền chiếm tỷ lệ rất nhỏ đóng góp vào tăng trưởng của tập đoàn FPT nhưng Fsoft có thể là đơn vị tự hào nhất của Tập đoàn này vì được xem là chứa hàm lượng tri thức cao nhất. Các công ty như Vinagame, VTC… thì doanh số thu về phần lớn là game nhập khẩu chứ không phải là sản xuất ra game để kinh doanh.

Ngành công nghiệp phần mềm của chúng ta có thể rơi vào cái bẫy mà những người trong ngành có thể “tự sướng” khi được các tập đoàn quốc tế thiết kế sẵn cho chúng ta bằng việc xếp hạng là địa điểm gia công phần mềm lý tưởng của toàn cầu trong tương lai.

Nhưng dưới ánh sáng của tri thức thì những công ty gia công phầm mềm của ta không khác gì các công ty may của Việt Nam hiện nay đang làm gia công cho các hãng thời trang danh tiếng và phân phối trên thế giới. Tức là các công nhân tại nhà máy May 10 làm việc bằng chân thì các nhân viên làm việc tại Fsoft hay các công ty gia công phần mềm khác trên lãnh thổ Việt Nam là người làm việc bằng tay, và nhận được đồng công lao động còi cọc còn lợi nhuận lớn thuộc về những người thiết kế và sáng tạo ra nó là các tập đoàn trên thế giới.

Kể từ khi máy tính vào Việt Nam chúng ta, khi nhắc đến phần mềm kế toán chúng ta nhớ đến phần mềm Fast, diệt virus nhớ đến BKAV vv… nhưng nhắc đến CMC hay FPT vv.. luôn được tự hào là công ty hàng đầu về CNTT người ta nhớ đến gì? Nhớ đến nỗi buồn của trí tuệ Việt. Nhưng những người tự hào trong ngành công nghệ của chúng ta có thể tìm ra lý do thuyết phục để giải thích sự yếu kém của mình là chúng ta đi sau thế giới vì những công ty công nghệ của chúng ta chỉ có lịch sử 20 năm vv và vv… Nhưng chúng ta cũng đã biết một sự thật là có những công ty trên thế giới ra đời chỉ bằng nửa số thời gian ấy như Google là nỗi khiếp sợ của rất nhiều đại gia trong ngành công nghệ thế giới, với sự sáng tạo công nghệ sản phẩm và dịch vụ gắn với từ khóa là tìm kiếm. Tức là nói tới tìm kiếm người ta nhớ tới Google và nói tới Google người ta nhớ tới tìm kiếm.

Việt Nam có thể giàu mạnh chỉ khi các công ty của chúng ta tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có hàng lượng tri thức cao như sản phẩm Google, film “Trăng non” vv.. và điều này chỉ có thể đạt được khi nhà nước có những hành động mạnh mẽ trong việc bảo hộ bản quyền, khi đó tự khắc giá trị của tri thức Việt Nam kết tinh trong sản phẩm và dịch vụ sẽ tỏa sáng các trong ngành công nghệ của thế giới.

 .


1 Comment

10 máy ảnh Canon cho người mới bắt đầu tốt nhất dễ dùng giá từ 6tr – V1000

September 20, 2020 at 9:40 am

[…] http://cdoc.com.vn/2015/10/27/phim-trang-non-va-nganh-ict-viet-nam/ […]

Leave a Reply

Tìm kiếm

Bài viết trong tháng